Forbidden Stars : khi “war game” thực sự là WAR GAME

Dạo qua top bgg , chúng ta sẽ không thiếu những tựa game lấy bối cảnh chiến tranh . Nhưng đã rất rất lâu rồi, người viết chưa tìm được một bộ game có thể xô đổ tượng đài Forbiden Stars (FS) trong lòng. Theo đánh giá cá nhân, sau khi đã chơi qua rất nhiều Scythe, Cyclades, Kemet … những war game kinh điển nhưng phải nói thật độ khắc nghiệt cũng như truyền tải rõ nét sức nặng của chữ “war game” thì khó có bộ nào đạt nổi. Và sau đây mình sẽ phân tích tại sao Forbidden Stars là war game thực sự. Nếu bạn chưa chơi và chưa biết luật cũng không sao, hi vọng đọc bài viết này của datcuoc.org, bạn sẽ cảm thấy “hive” như mình khi nói về tựa game này nhé 😉 .

1. Sự khắc nghiệt

Cơ chế phải sát phạt nhau, tranh giành quyền lợi, hạ gục những đơn vị của đối phương là những thứ cơ bản khi chúng ta nói về cái gọi là “war game” . Nhưng mình cảm giác những tựa game khác làm không tốt dù cũng lấy bối cảnh là chiến tranh mà đặt nặng mảng phát triển hơn và có vẻ phần nào đó người chơi không bị chừng phạt nặng lắm khi thua những trận đánh( tất nhiên là so với Forbidden Stars thôi ,chứ bạn thua quá nhiều trong các cuộc ở những tựa game khác cũng không ổn thật ^^ )

Chúng ta cùng ví dụ nhé. Như Blood Rage, đơn vị lính bị giết của người chơi sẽ vào khu vực Valhala và chúng sẽ quay trở lại về với người sở hữu chúng, điều này dẫn đến người chơi có suy nghĩ “well, thua cũng không sao,mình có thể đánh xin thua để hưởng lợi ích của Valhala” . Hoặc Scythe, khi thua quân của chúng ta chỉ bị rút về base,người đem quân đi đánh có khi còn tụt điểm “mến mộ”…Điểm chung của những tựa game này là cho người thất thế cơ hội comeback rõ rệt và khá thiếu tinh tế. Đó là quan điểm của mình. Nhưng Forbidden Stars thì không như vậy, cơ chế game trừng phạt thẳng tay những sai lầm của chúng ta, bạn hoàn toàn có thể bị bật hoàn toàn khỏi bàn chơi, đế chế của bạn sẽ bị QUÉT SẠCH. Vâng, quét sạch ấy ạ, không có cái gọi là base để bạn thu quân về làm lại đâu ạ. Căn cứ của bạn là cái khái niệm không rõ ràng và cố định, chúng ta có những lúc phải xây dựng ở những nơi xa lắc xa lơ so với những gì tính toán.

Trong Forbidden Stars, giao tranh thua là thua, bạn không có quyền đòi hỏi quyền “bảo hiểm” cho những đơn vị của mình khi chúng chết. Mỗi 1 lính chết là tiền bạc là thời gian bạn đổ ra để xây dựng chúng, chúng chết là chết, vui lòng muốn có lại thì mời bạn chi lại từ đầu. Có lẽ vì thế mà Forbidden Stars không được đánh giá cao ,vì như thế cộng thêm bộ luật khá khủng thì khá khó cho người mới chơi. Nhưng như thế mới là chiến tranh, bạn phải có trách nhiệm với những tổn hại do quyết định sai lầm của mình gây ra, đúng không nào? Khá thực tế :)) ,bên ngoài chúng ta cũng làm gì có Valhala trong Blood rage , làm gì có BASE cho chúng ta thua thì rút về như Scythe, hay đối thủ sẽ chẳng ngại ngần đi thẳng vào thủ phủ của bạn . Đó là lí do mình thích và cực kì hưng phấn khi chơi FS.

2. Đầu tư công phu về đánh trận

Trong Forbidden Stars, chiến tranh là nhân vật chính, là giá trị cốt lõi được tác giả đưa lên tầm nghệ thuật. Mình không hề nói quá đâu ạ. Nào ta lại cùng lôi vài ví dụ những trận đánh của các war game hot nhất bây giờ nhé (lưu ý : mình chỉ nói về cơ chế chiến đấu chứ không nói về những mặt khác nha)

1 trong những tên tuổi sừng sỏ của war game là “twilight imperium” (TI) , tóm tắt cơ chế combat của TI như sau : các bạn gieo các viên dice 10 mặt tùy thuộc vào lượng quân của bạn , càng đông thì càng lợi thế. Tính toán damge . Để loại bỏ được quân địch chúng ta cần khá khá sự may mắn,vì có những đơn vị để gây được damge phải để được giá trị của Dice từ bao nhiên trở nên ví dụ 5+, 8+ hoặc 3+ ….Giả sử một ngày nào đó, ông trời không độ bạn , một ngày mà các viên dice trống lại bạn thì thật sự khá ức chế đấy. Tiếp theo, cơ chế tính damge của TI với mình khá đơn giản. Các đơn vị đồng loạt bắn, và tất cả cùng nhận damge. Các thẻ bài trên tay đóng góp vào combat khá ít nếu so với Forbidden Stars.Một ví dụ khác của war game là blood rage (mình chưa chơi exp) chúng ta đọ lực chiến trên quân và trên thẻ bài đánh ra.. Thua thì về Vallaha

Còn rất nhiều ví dụ về cơ chế chiến đấu hời hợt theo quan điểm của mình. Đúng là TI4 có nhiều cơ chế hay như trao đổi, thương lượng ,thỏa hiệp vvv… Blood rage có thể cho chúng ta nhiều lựa chọn để đạt mục đích chính của game là “chạy điểm”. Nhưng xin lỗi ,tôi chơi war game mà, tôi cần nhiều yếu tố của 1 cuộc chiến thực sự, trích lời 1 người bạn mình nghe được khi nói về cơ chế giao tranh của 2 tựa game  này “trò này đánh nhau kiểu thua thì thôi,chạy về nhà khóc với mama” :)) .

Giờ đến “ngôi sao” của chúng ta. Cơ chế combat của nó ra sao. Mình sẽ nói ngắn gọn hết sức có thể.Đầu tiên mỗi 1 chủng quân lại có chỉ số khác nhau, và loại chủng quân mỗi người có thể sở hữu lại khác biệt hoàn toàn, thẻ giúp combat lại khác biệt, không ai giống ai cả. Và bắt đầu trận đánh, 2bên gieo dice theo các chủng binh của họ mang lại. Ok, nói về dice, các dice ở đây là hình là icon, mỗi icon có tác dụng ngang nhau trong tùy trường hợp, điều đó không phải bạn cứ gieo ra được nhiều súng (gây damge chính)là thắng.

Chúng ta phải kết hợp thật khéo léo với các lá bài trên tay cùng sự am hiểu tình hình. Dice là bài toán ,các lá bài và tư duy của người chơi là công cụ giải bài toán đó. Gieo dice xong 2 bên bí mật trọn 1 lá bài, ngửa ra. Bên công thực hiện card text trên đó, rồi đến bên thủ. Tính damge. Chưa bên nào hết quân, đánh tiếp ..Cho đến khi qua được 3 round . Như đã nói, không phải cứ kiếm thật nhiều các icon gây damge là được. Vì quân ở đây chúng không chỉ có 1 máu, có thể 2,3,4 máu, khi bạn gây damge không tính kĩ , đối thủ có thể gian xảo đỡ được hết và quân chỉ bị “thương”, và bạn có thể trả giá đắt cho hành động đó, đội quân của bạn không thủ thì nhanh chóng “banh xác”.

Sự tác động của những thẻ bài xuất hiện thêm tính năng “deck building” của game. Bạn sẽ phải xây dựng 1 bộ bài có sự liên kết nhuần nhuyễn với nhau và phải phù hợp với loại binh chủng đang sở hữu. Đừng bao giờ nản chí khi chơi Forbidden Stars ,cuộc chiến chỉ thực sự ngã ngũ khi chúng ta đánh được hết thẻ thứ 3, chỉ cần cầm cự được 1 chú lính nhỏ nhoi ta cũng có thể quật ngã cả đống gã khổng lồ

3. Sự đa dạng

Đây là nhận xét bật lên ngay trong đầu người viết khi đã chơi đến cả trăm ván. Để làm quen với mỗi đạo quân chúng ta cần mất thời gian làm quen và tìm hiểu cộng thêm chút sáng tạo. Như đã nói bên trên , mỗi 1 người chơi khi tham gia cuộc chiến vũ trụ sẽ có 1 kĩ năng riêng, mỗi chủng quân mỗi người lại khác nhau, bộ thẻ combat khác nhau hoàn toàn và sự kiện . Điều này đẩy cao giá trị chơi lại của game lên rất nhiều.

Tiếp, mỗi bộ thẻ combat có nhiều hướng xây dựng. Mỗi turn bạn có thể chỉnh sửa lại để phù hợp với mục đích , kẻ thù chính trong lượt đó. Để thành bậc thầyu trong Forbidden Stars sự sáng tạo và linh hoạt là điều không thể không có. Kẻ mạnh chưa chắc đã là người chiến thắng trong Forbidden Stars. Cơ chế game tuy khắc nghiệt nhưng nó đề cao sự ứng biến của người chơi . Rất thực tế phải không ? Như các bậc tướng lĩnh ngày xưa hay nói “biết người biết ta, chăm trận trăm thắng”. Thật đấy, khi ngồi vào bàn chơi Forbidden Stars, không hề có sự khoan nhượng, bạn đừng mong chiến thắng mà không phải đổ máu, hiểu rõ đối thủ và bản thân là yếu tố sốnng còn của game

4. Lời kết

Với mình , Forbidden Stars là 1 cái tên tuyệt vời khi nói về war game. Trên là mình chỉ phân tích những giá trị của game khi nói về mặt truyền tải nội dung của chiến tranh. Để ý kĩ thì Forbidden Stars cũng có rất nhiều khuyết điểm , nhưng bạn sẽ cảm thấy rất lượng adrenalin bơm lên đầy trong cơ thể khi mỗi tấm lệnh lật lên, “mở cờ” trong bụng khi đối thủ bị bạn “hack não”,bẽ bàng trước sự thua cuộc chỉ vì 1 hit đánh như thi đại học mà thiếu 0.01 điểm vậy :)). Nếu bạn thích tất cả những điều trên , bạn chỉ cần cmt mình sẽ viết chi tiết về luật tựa game này. Cảm ơn bạn đã xem tới đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *